Tác giả :

Tác giả: TS. Võ Thanh Tân

Cứ sau tết dương lịch khoảng một tháng thì mọi người sẽ đón tết Nguyên Đán. Năm nay, tết Nguyên Đán năm Đinh Dậu nhằm ngày 28/01/2017. Tuy nhiên, có lẽ, một điều ít người biết là tháng Giêng âm lịch buộc phải chứa ngày 19/2 dương lịch (Năm nay, 19/2 dl nhằm ngày 23/Giêng âl) và do đó mùng 01 tết Nguyên Đán hàng năm chỉ có thể nằm từ 21/01 đến 19/2 dương lịch.

Nếu dương lịch phản ánh hiện tượng thời tiết phục vụ cho việc trồng trọt thì âm lịch phản ánh cơ chế thủy triều phục vụ cho việc đánh bắt thủy – hải sản. Từ thời xa xưa, các dân tộc sinh sống tại sa mạc, nơi không thể làm nông nghiệp, thì nguồn sống duy nhất của họ là từ các con sông. Chính vì vậy, từ sa mạc, âm lịch đã ra đời. Một trong những bộ âm lịch cổ xưa nhất là từ vùng Lưỡng Hà, lưu vực giữa 2 con sông Tigre và Euphrate (Iraq ngày nay).

Những điểm chính của âm lịch: một tháng âm lịch có chừng 29,5 ngày. Chuyển động của Mặt Trăng chậm một chút so với Mặt Trời nên một ngày trăng là 24 giờ 50 phút, nghĩa là sau 24 giờ 50 phút, Mặt Trăng mới đạt được vị trí của nó so với hôm trước. Do đó, chẳng hạn, hôm nay lúc 8 giờ thì triều cường thì ngày mai 8 giờ 50 phút thì triều mới có độ cao tương tự (nếu là nhật triều). Các ngày mùng 1 và rằm, Mặt Trời, Mặt Trăng và TĐ gần thẳng hàng nhất nên lực tạo triều lớn nhất và do sự trễ pha của khối nước nên đến các ngày mùng 2,3 hay 16,17 (trễ vài ngày) thì triều cường nhất và ròng nhất trong tháng. [Các hồ thủy điện xả lũ trong các ngày này thì chắc chắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng như vẫn thường xảy ra].

Thời gian Mặt Trăng thực hiện 1 vòng quỹ đạo quanh TĐ là 27 ngày. Tuy nhiên, TĐ lại chuyển động quanh MTrời nên thời gian MTrăng trở về vị trí tương đối giữa TĐ, MTrăng và MTrời trung bình là 29,5 ngày (từ mùng 1 trước đến mùng 1 sau). Mùa đông, TĐ gần cận điểm nên chuyển động nhanh hơn mùa hè. Thế nên, mùa đông, 1 tháng trăng khoảng 29,8 ngày, trong khi đó mùa hè tháng trăng chừng 29,3 ngày. Vậy vào mùa đông (tháng 10, 11, Chạp và Giêng âl) các tháng thường đủ (30 ngày) hơn thiếu (29 ngày) và ngược lại vào mùa hè (thiếu nhiều hơn đủ).

Thông thường, 12 tháng âl tạo thành một năm. Vậy một năm âl lịch có 29,5x12 = 354 ngày. So với dương lịch thì thiếu chừng 11 ngày/năm. Sau 3 năm thì chậm đi khoảng 1 tháng, sau 9 năm thì chậm 1 mùa. Người Hồi Giáo vẫn đang sử dụng bộ âm lịch này. Do đó, nếu năm 1999, tháng Ramadan rơi vào mùa đông thì năm 2008 là vào mùa thu và năm nay, 2017, thì tháng Ramadan nằm vào mùa hè.

Cư dân dòng Bách Việt từ 6.000 năm trước (trước khi bị chinh phục bởi người Hán) sinh sống tại lưu vực sông Dương Tử, nơi vừa trồng trọt tốt lẫn hệ thống sông ngòi chằng chịt, sáng tạo ra một loại lịch mới: vừa phản ảnh cơ chế thủy triều vừa phản ành thời tiết, gọi là âm – dương lịch, được gọi tắt là âm lịch. Chừng khoảng 3 năm thì thêm vào 1 tháng nhuận để bù vào số ngày đã thiếu so với dương lịch nên trung bình số ngày trong năm của bộ âm lịch này bằng với số ngày của dương lịch.

Tuy nhiên, cách bù tháng nhuận khá phức tạp. Từ vị trí Xuân Phân (21/3), cứ cách 30 độ tính từ Mặt Trời, tạo ra 12 điểm trên quỹ đạo được gọi là Khí, hay Trung Khí (khoảng ngày 19 – 23 của tháng dl). Giữa các Khí gọi là Tiết (khoảng ngày 4 – 7 của tháng dl). Quy định của bộ âm – dương lịch này là: mỗi tháng âm lịch phải chứa đúng một Trung Khí.

Tháng Giêng chứa Vũ Thủy (19/2 dl); tháng 2 âl chứa Xuân Phân (21/3 dl); tháng 3 âl chứa Cốc Vũ (20/4); …; tháng 11 âl chứa Đông Chí (22/12); tháng Chạp chứa Đại Hàn (21/01).

Tháng âl không chứa Trung Khí thì đó là tháng nhuận. Năm nay có 2 tháng 6: tháng 6 thường chứa Đại Thử (23/7 dl), kế tiếp là tháng không chứa Khí và gọi là tháng 6 nhuận. Sau đó, tháng 7 âl lại chứa Xử Thử (23/8).

Khi TĐ ở viễn điểm (05/07 dl) thì nó chuyển động chậm nên vào mùa hè, khoảng cách giữa 2 Khí có thể đến 32 ngày, trong khi vào mùa đông, TĐ quay nhanh hơn nên giữa 2 Khí chừng 29,5 – 30 ngày. Thế nên, khả năng tháng âl lọt hoàn toàn vào giữa 2 Khí trong mùa hè cao hơn và khả năng có tháng nhuận cao. Các tháng mùa đông, cụ thể tháng 11, Chạp, và Giêng không bao giờ nhuận vì nó luôn chứa Trung Khí. [Vì thế, chọn 01 tháng Giêng làm ngày tết đã tránh được ăn tết 2 lần hay đón giao thừa 2 lần trong một năm]

Cách tính bộ âm lịch này càng phức tạp hơn khi người ta quy định thêm về múi giờ. Có thể, khi TĐ đi đến một Trung Khí nào đó vào giờ cuối cùng của tháng nơi có múi giờ thứ 7 thì tại nơi có múi giờ thứ 8 đã qua tháng mới. Điều này có thể làm cho ngày tết Nguyên Đán của Việt Nam và Trung Quốc có khi lệch nhau 1 tháng hay lệch nhau 1 ngày như đã từng xảy ra.

Ghi chú: Các con số ngày trong bài có sai số 1 ngày.
Hình: 

Chữ màu đen: ngày Trung Khí.
Chữ màu xanh dương: ngày Tiết.

Số màu xanh lá: tháng âl chứa ngày Trung Khí tương ứng.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

Khoa Khoa học ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh 

Truy cập tháng:9,110

Tổng truy cập:9,110