Tác giả :

January 29, 2016 | by Alfredo Carpineti

Source: http://www.iflscience.com


PGS. Joan Vaccaro của trường Đại học Griffith vừa đưa ra lý giải tại sao lại có sự khác biệt giữa tương lai và quá khứ. Theo tính toán của bà thì các định luật Vật lý không có sự khác biệt đối với không gian và thời
 gian, nhưng do chúng ta không trải nghiệm được thời gian giống như với không gian nên một vài hiện tượng làm cho thời gian khác biệt. Bà nghĩ rằng câu trả lời nằm ở lớp đặc biệt (special class) của các hiện tượng lượng tử.

Một hiện tượng lượng tử không diễn ra như nhau khi nó tiến hoặc lùi trong thời gian. Bà gợi ý rằng đây là chìa khóa để hiểu về mũi tên thời gian – “sự bất đối xứng” hay một chiều của thời gian. Bà nói, cụ thể thì các hạt hạ nguyên tử đã biết như là K và B meson có thể cung cấp một số thông tin thú vị. Nghiên cứu của bà đã được công bố trong kỷ yếu Proceedings of The Royal Society A

“Nếu bạn muốn biết vũ trụ từ đâu đến và sẽ đi về đâu thì bạn cần biết về thời gian”, Vaccaro nói. “Các thí nghiệm với các hạt hạ nguyên tử trong 50 năm qua cho thấy rằng tự nhiên không đối xử bình đẳng với hai hướng của thời gian. Cụ thể là các hạt hạ nguyên tử K và B meson ứng xử hơi khác nhau tùy theo hướng của thời gian”

Đây là sự tương tự: Nếu bạn để tách cà phê trên bàn thì bạn mong đợi rằng nó sẽ ở yên đó. Chắc chắn rồi, có thể bạn di chuyển nó loanh quanh trên bàn nhưng dù sao vẫn là cái tách ở trên bàn. Nếu cái tách bắt đầu nhấp nháy và biến mất, bạn sẽ nghĩ một cái gì đó siêu nhiên đang xảy ra.

Sự biến mất của cái tách không phải là cái để ta trải nghiệm vì nó vi phạm định luật bảo toàn khối lượng, nhưng nếu không gian và thời gian thực sự là hai mặt của cùng một đồng xu thì điều này sẽ được phép xảy ra. Khi một vật bị giới hạn trong không gian (nó có kích cỡ và vị trí) thì nó cũng có thể bị giới hạn trong thời gian (nó có thể xuất hiện và biến mất).

“Trong kết nối giữa thời gian và không gian thì dễ hiểu về không gian hơn bởi vì nó hiện hữu ở đó”, bà bổ sung. “Nhưng thời gian bao giờ cũng đẩy ta về phía tương lai”.

“Trong khi chúng ta thực sự chuyển động về phía trước trong thời gian, cũng luôn có một số chuyển động ngược lại, một dạng của hiệu ứng đong đưa (jiggling effect), và đó là chuyển động mà tôi muốn đo với các meson K và B”, bà nói.

PGS. Vaccaro hiệu chỉnh các phương trình của cơ học lượng tử theo cách mà sự bảo toàn khối lượng không phải là một điều kiện cho trước của vũ trụ. Bà khám phá ra rằng thời gian và không gian ứng xử giống nhau trong tình huống này. Một điều thú vị hơn là một khi ta cho phép vi phạm về tính đối xứng thì các phương trình dẫn đến các phương trình mô tả được vũ trụ và định luật bảo toàn khối lượng lại xuất hiện từ lý thuyết này.

 “Hiểu được sự tiến hóa của thời gian theo cách này sẽ mở ra một cái nhìn hoàn toàn mới về bản chất cơ bản của thời gian”, bà nói. “Nó thậm chí còn giúp chúng ta hiểu tốt hơn các ý tưởng kỳ quái như là du lịch ngược thời gian”.

Hình trong bài: PGS Joan Vaccaro, từ Griffith's Centre for Quantum Dynamics. Griffith University


Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

Khoa Khoa học ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh 

Truy cập tháng:47,297

Tổng truy cập:101,706